Khi vay tiền tại các công ty tài chính, nhiều người vay sẽ được giới thiệu về bảo hiểm khoản vay. Khi đó, nhiều người sẽ quan tâm đến cách tính bảo hiểm khoản vay của các công ty tài chính.
Việc tham gia bảo hiểm khoản vay sẽ đảm bảo an toàn cho bạn trong khi vay vốn. Hãy cùng Nastro.vn tìm hiểu về bảo hiểm khoản vay cũng như những ưu điểm và cách tính về những khoản bảo hiểm này.
Nội dung
Tổng quan về bảo hiểm khoản vay
Bảo hiểm khoản vay thường được đề cập bởi bên cho vay khi khách hàng thực hiện các khoản vay tiền trả góp. Hiện nay, bảo hiểm này được phân thành nhiều loại khác nhau để bạn lựa chọn khi vay tiền.
1. Bảo hiểm khoản vay là gì?
Các ngân hàng hoặc công ty tài chính thường sử dụng những khoản bảo hiểm dành cho người vay tiền. Nhờ bảo hiểm khoản vay, khách hàng khi vay vốn sẽ được đảm bảo về vấn đề trả nợ nếu không may xảy ra các rủi ro và không đủ khả năng hoàn lại vốn cho bên cho vay.
- Bảo hiểm khoản vay được áp dụng ở nhiều ngân hàng, công ty tài chính
Bạn có thể hiểu rằng, bảo hiểm khoản vay là một mức phí giúp đảm bảo đảm việc trả nợ khi gặp sự cố. Ví dụ như bạn bị tai nạn tử vong và mất khả năng chi trả, công ty bảo hiểm sẽ là bên thanh toán một phần hoặc toàn bộ số tiền bạn nợ tại bên cho vay.
2. Phân loại bảo hiểm khoản vay
Hiện nay, trước khi tìm hiểu cách tính bảo hiểm khoản vay, bạn sẽ phải biết được có bao nhiêu loại bảo hiểm. Một số loại bảo hiểm đang được sử dụng phổ biến có thể kể đến như:
- Bảo hiểm thế chấp được sử dụng khi bạn vay tiền với hình thức thế chấp, bảo hiểm này phục vụ cho việc bảo vệ tài sản thế chấp như ô tô, nhà cửa, xe máy, sổ hộ khẩu,..
- Bảo hiểm tín chấp được áp dụng khi bạn vay tiền với hình thức tín chấp, bảo hiểm này sẽ đảm bảo cho khoản vay của bạn sẽ không bị liệt vào nợ xấu, khi người vay chịu thương tật nặng hoặc tai nạn thì bên công ty bảo hiểm sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán khoản vay.
Xem thêm:
- Hướng dẫn vay tiền theo Sim tại MCredit
- Dịch vụ nhắn tin vay tiền của Viettel là gì?
- Vay tiền Vietinbank không chứng minh thu nhập
- Các bước vay thế chấp xe máy ngân hàng Vietcombank
Đóng bảo hiểm khoản vay khi vay vốn có ưu điểm gì?
Bảo hiểm khoản vay là một mức đảm bảo cho người vay và người cho vay. Sử dụng các khoản bảo hiểm này sẽ giúp bạn nhận được một sự đảm bảo nhất định trong khi vay tiền. Bởi vì cả người mua và người bán đều có lợi nên hình thức đóng bảo hiểm khoản vay được các công ty tài chính yêu thích.
- Bảo hiểm khoản vay có lợi cả người mua lẫn người bán
Với người vay, trong quá trình vay vốn, nếu khách hàng xảy ra bất kỳ việc gì dẫn đến tai nạn, tử vong hay mất khả năng chi trả hay thuật ngữ trong lĩnh vực tín dụng là DTI, công ty bảo hiểm sẽ thay mặt bạn trả tiền. Tuy nhiên, việc đóng phí này chỉ thực hiện theo các điều khoản đã được thỏa thuận trước đó.
Với người cho vay, khi khách hàng mua bảo hiểm tiền vay thì đây được xem như một khoản bảo đảm cho việc vay tiền. Nhờ đó, công ty tài chính có thể nhanh chóng thu hồi lại được vốn và giảm thiểu tình trạng nợ xấu một cách tốt nhất.
Cách tính bảo hiểm khoản vay
Cách tính bảo hiểm khoản vay ở nhiều công ty tài chính sẽ có sự khác biệt. Đồng thời, trong những hợp đồng vay thì có các mức vay, thời hạn vay khác nhau. Do vậy, bảo hiểm khoản vay ở những hợp đồng khác nhau thì sẽ có mức phí khác nhau.
- Có nhiều cách để tính bảo hiểm khoản vay
Trong một vài hợp đồng, cách tính bảo hiểm khoản vay sẽ do bên vay tiền và bên bảo hiểm thỏa thuận với nhau. Thông thường, cách tính bảo hiểm khoản vay sẽ dựa trên phần trăm số tiền mà khách hàng vay. Mức phí này sẽ nằm ở mức 5% đến 6% tổng giá trị tiền vay.
Các ngân hàng sẽ có mức đóng bảo hiểm thấp hơn những công ty tài chính. Một công thức tính bảo hiểm khoản vay được nhiều người áp dụng đó là:
Bảo hiểm khoản vay = Tổng số tiền vay x Phần trăm phí đóng bảo hiểm.
Chẳng hạn như, bạn vay tổng số tiền 100 triệu đồng, phần trăm phí đóng bảo hiểm mà hai bên đã thỏa thuận là 5%. Khi đó, mức phí đóng bảo hiểm khoản vay sẽ là 5 triệu đồng.
Phí bảo hiểm khoản vay có được trả lại không?
Ngoài việc tìm hiểu cách tính bảo hiểm khoản vay, nhiều người còn tìm hiểu về việc những khoản phí này có được hoàn trả không. Thực chất, có rất nhiều trường hợp có thể xảy ra và trong một vài tình huống, bạn sẽ nhận lại được tiền vay.
Nếu như dư nợ của khoản vay nhỏ hơn mức đóng bảo hiểm thì bên bảo hiểm sẽ trả toàn bộ số tiền cho người vay. Sau đó, nếu như còn dư tiền thì bạn sẽ được công ty bảo hiểm chi trả các khoản nợ còn lại. Khi hai bên kết thúc hợp đồng hay các thỏa thuận thì sẽ có một số trường hợp sau:
- Nếu người mua bảo hiểm chấm dứt hợp đồng thì công ty bảo hiểm sẽ trả 70% phí đóng bảo hiểm của thời gian còn lại
- Nếu công ty bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì công ty này phải thanh toán lại toàn bộ tiền phí cho người mua bảo hiểm.
Kết luận
Bảo hiểm khoản vay thường được nhiều người sử dụng khi vay vốn tại các ngân hàng, công ty tài chính. Những khoản bảo hiểm này có nhiều ưu điểm cho cả người vay, người bán nên được nhiều người lựa chọn. Cách tính bảo hiểm khoản vay khá đơn giản, bạn có thể thử áp dụng để biết mức tính bao nhiêu.
Có thể bạn chưa biết!
- DTI là gì? Công thức tính, kinh nghiệm giảm DTI để vay tiền.
- Phí bảo hiểm khoản vay Home Credit “Ép buộc” đóng không?
- “Rùng mình” lừa đảo đóng bảo hiểm khoản vay tiền hiện nay!
- “Mẹo” vay tiền bằng bảo hiểm nhân thọ Bảo Việt duyệt ngay!