3 Cách tính lãi suất phổ biến nhiều ngân hàng đang áp dụng.

Tác giả: Trần Khả Ngân
0 Bình luận

Không phải tất cả các khoản vay đều có chung một cách tính lãi suất giống nhau. Nastro.vn thấy hiện nay có rất nhiều khách hàng khi đi vay vốn chỉ quan tâm đến số tiền đóng mỗi tháng. Nhóm khách hàng có thói quen rằng cứ nhắm số tiền đó đóng được hàng tháng thì đặt bút ký vay thôi. 

Đó là một thói quen cực kỳ tai hại, đặc biệt là khi bạn đi vay tiền của các công ty tài chính. Các công ty tài chính thường không muốn nói cho khách hàng biết lãi suất cụ thể khoản vay của họ là bao nhiêu. Vì có nhiều khoản vay lãi suất lên đến 50% là chuyện hết sức bình thường đối với các gói vay không cần chứng minh thu nhập.

Dưới đây là 3 cách tính lãi suất thông dụng nhất mà hầu hết các tổ chức tài chính đang áp dụng. Mỗi một cách tính lãi suất sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau phù thuộc vào từng nhóm đối tượng mà tổ chức tín dụng đó nhắm tới.

Cập nhật cách tính lãi suất phổ biển ngân hàng hiện nay.

Cách 1: Gốc cố định, lãi theo dư nợ ban đầu

Gốc cố định, lãi suất theo dư nợ giảm dần là cách tính lãi suất rất phổ biến đối với các khoản vay nhỏ, đặc biệt là khoản vay trả góp tín chấp hoặc vay trên thẻ tín dụng. Nếu áp dụng cách tính lãi suất này, thì số tiền bạn phải thanh toán mỗi tháng là như nhau cho đến hết kỳ hạn của hợp đồng tín dụng.

Xem thêm:

Để mình lấy ví dụ cho các bạn dễ hiểu:

Mình có vay trả góp trên thẻ tín dụng của ngân hàng VPBank, số tiền trả góp ban đầu là 15 triệu đồng, lãi suất là 12%/năm, tương đương 1%/tháng. Khoản vay này tính theo dư nợ ban đầu. Thời gian vay là 12 tháng. Dưới đây là số tiền mà mình cần phải thanh toán cho khoản vay trả góp này.

Gốc cố định, lãi theo dư nợ ban đầu

Trong đó:

  • Tiền gốc = 15 triệu / 12 tháng = 1.250.000 đồng
  • Tiền lãi = 1% x 15 triệu = 150.000 đồng

Hiện nay, mình thấy ngân hàng VPBank, VIB đang áp dụng cách tính lãi này cho các khoản vay trả góp trên thẻ tín dụng của họ. Ưu điểm của cách tính lãi suất theo dư nợ ban đầu là cố định số tiền gốc và lãi đóng mỗi tháng. Ngoài ra, khách hàng dễ dàng tính ra được số tiền gốc mà mình còn nợ của ngân hàng là bao nhiêu.

Với cách tính này, tiền lãi mà bạn cần phải thanh toán cho toàn bộ khoản vay là 1,8 triệu đồng. Nếu bạn đủ tỉnh táo, bạn sẽ không chọn cách tính lãi suất như thế này mà thay vào đó bạn sẽ chọn cách tính lãi theo dư nợ giảm dần ở bên dưới.

Cách 2: Gốc cố định, lãi theo dư nợ giảm dần

Mình thấy hết 90% các khoản vay thế chấp xe và bất động sản tại các ngân hàng đang áp dụng các tính lãi suất theo dư nợ giảm dần. Nếu như lãi suất của cách tính trên áp dụng theo số tiền vay ban đầu thì với cách tính này, lãi suất sẽ được nhân với số tiền gốc còn nợ của bạn.

Điều này đồng nghĩa rằng số tiền phải đóng mỗi tháng của bạn sẽ giảm dần theo thời gian. Áp lực trả nợ mỗi tháng cũng từ đó mà vơi đi.

Ví dụ cũng bài toán trên:

Số tiền vay ban đầu là 15 triệu, lãi suất áp dụng là 12%/năm tính theo dư nợ giảm dần. Thời gian vay là 12 tháng. Thì dưới đây là bảng số tiền phải đóng mỗi tháng của bạn với khoản vay này.

Lãi suất theo dư nợ giảm dần

Trong đó:

  • Tiền gốc = 15 triệu / 12 tháng = 1.250.000 đồng
  • Tiền lãi = 1% x Gốc đầu kỳ

Với cách tính này, tổng tiền lãi mà bạn phải trả cho toàn bộ khoản vay này là 975.000 đồng. Như vậy đã tiết kiệm được 46% tiền lãi so với cách tính thứ 1. Con số không hề nhỏ đâu nhé, nếu số tiền vay lớn lên đến vài trăm triệu thì bạn đang là người chịu thiệt thòi nhiều nhất.

Ngoài các khoản vay thế chấp đang áp dụng cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần thì mình thấy ngân hàng Shinhanbank cũng đang áp dụng cách tính lãi này cho các khoản trả góp trên thẻ tín dụng của họ nữa.

Cách 3: Gốc, lãi chia đều hàng tháng

Các khoản vay với số tiền nhỏ rất hay sử dụng cách tính gốc, lãi chia đều mỗi tháng như thế này. Đây được xem là cách tính giao thoa giữa 2 cách tính trên. Đảm bảo rằng số tiền đóng mỗi tháng của khách hàng là như nhau. Lãi suất được tính theo dư nợ giảm dần, tức tính theo gốc còn lại của khoản vay. Và gốc sẽ tăng dần theo thời gian cho đến hết thời hạn của khoản vay.

Ví dụ:

Mình vay tín chấp của Ngân hàng Shinhanbank, số tiền là 15 triệu đồng, lãi suất là 12%/năm được tính theo công thức gốc, lãi chia đều mỗi tháng. Thời gian vay là 12 tháng.

Gốc, lãi chia đều hàng tháng

Rõ ràng, nếu nhìn vào số tiền đóng mỗi tháng như trên thì tổng số tiền lãi mà bạn phải chịu cho toàn bộ khoản vay là 992.781 đồng, thấp hơn rất nhiều so với 1.800.000 đồng của các tính lãi suất dựa trên dư nợ ban đầu.

Hiện này,  Ngân hàng Quốc Tế VIB, Ngân hàng Shinhanbank, Công ty tài chính Lotte Finance họ đang áp dụng cách tính lãi suất theo gốc, lãi chia đều hàng tháng.

Đâu là cách tính lãi suất có lợi cho khách hàng nhất?

Cùng nhìn lại, với cùng một bài toán như nhau, áp dụng công thức tính lãi suất khác nhau sẽ mang lại những con số khác nhau. Để biết được đâu là cách tính lãi suất có lợi nhất thì các bạn có thể quan sát lại bảng số liệu mình thống kê dưới đây.

Kết luận rằng, cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần là cách tính có lợi cho người tiêu dùng nhất. Cách tính theo dư nợ ban đầu là cách tính mà bạn phải chịu lãi nhiều nhất, thậm chí là gần gấp đôi các cách còn lại.

Mong là sau khi đọc được bài viết cách tính tiền lãi này thì khi đi vay vốn của bất kỳ ngân hàng hoặc công ty tài chính nào. Các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ cách tính lãi suất mà họ đang áp dụng để lựa chọn ra nơi vay vốn tốt nhất với lãi suất thấp nhất. Nếu cần thiết, hãy yêu cầu nhân viên ngân hàng gửi bảng tính chi tiết mỗi tháng sang cho bạn để bạn dễ xem.

Hoặc bạn có thể sử dụng công cụ tính toán miễn phí mà MoneyHub cung cấp. Ngoài công cụ tính toán tiền vay ra thì MoneyHub còn cung cấp nhiều tiện ích miễn phí khác nữa như xem giá Vàng, giá ngoại tệ, giá tiền điện tử, lịch kinh tế…

  • Website: MoneyHub.vn
  • Hotline: 0966566544
  • Email: contact@moneyhub.vn
  • Địa chỉ: 195 Điện Biên Phủ, Phường 15, Bình Thạnh, Tp.HCM

Có thể bạn chưa biết!

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại bình luận