Vay tiền tại các công ty tài chính là một cách tốt để bạn có tiền và không phải chịu quá nhiều ràng buộc như chứng minh tài chính hay có người bảo lãnh. Tuy nhiên, sau khi vay tiền thì nhiều người vẫn cố gắng tìm cách trốn trả góp những khoản vay này.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn muốn trốn trả góp và từ chối trả tiền. Hãy cùng Nastro.vn tìm hiểu về việc trốn trả góp cũng như những vấn đề phát sinh xoay quanh trả góp.
Nội dung
Tại sao nhiều người lại muốn tìm cách trốn trả góp?
Khi vay tiền trả góp, nhiều người đã giải quyết được vấn đề tài chính của mình. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà những người này lại không muốn thanh toán khoản vay và tìm cách trốn trả góp.
1. Vì lãi suất cao
Một trong những nguyên nhân thường thấy ở những người trốn trả góp đó chính là vì lãi suất khoản vay cao. Sau khi ký hợp đồng tín dụng, bạn nhận ra rằng những khoản vay mình phải trả gồm lãi suất rất cao.
Một vài khách hàng cho rằng đây là vấn đề lừa đảo và không muốn tiếp tục những khoản vay này. Tuy nhiên, đây là một lỗi của bạn khi không kiểm tra các thông tin một cách đầy đủ và chính xác. Do vậy, nhiều người dựa vào lý do lãi suất cao để không tiếp tục chi trả các khoản trả góp cho công ty tài chính.
Xem thêm:
- Cách đòi nợ FE Credit mới nhất
- Ngân hàng Mirae asset đòi nợ như thế nào?
- Không trả tiền vay tín chấp FE Credit có sao không?
- Trường hợp vay tiền hd saison không trả có sao không?
2. Vì không đủ khả năng chi trả
Ngoài việc lãi suất cao thì nguyên nhân chính khiến nhiều người tìm cách trốn trả góp là vì không đủ khả năng chi trả. Khi vay tiền, bạn đánh giá cao khả năng chi trả của bản thân và chọn một mức tiền cao hơn nhiều so với thực tế.
Sau đó, khi đã được giải ngân thì người vay nhận ra rằng số tiền phải trả lớn hơn nhiều so với thực tế. Bởi vì cuộc sống khó khăn, công việc không ổn định mà những người này thiếu kinh tế và dần không đủ khả năng chi trả cho khoản vay. Điều này khiến nhiều người tìm cách trốn để không phải chi trả những khoản vay đó.
3 Cách trốn trả góp hiện nay
Nếu bạn không đủ khả năng chi trả, một cách được nhiều người áp dụng đó là trốn trả góp. Theo đó, bạn sẽ tắt các thiết bị điện thoại và chuyển đến nơi khác để sinh sống.
1. Tắt thông tin liên lạc
Một cách trốn trả góp được rất nhiều người áp dụng đó chính là tắt các thông tin liên lạc rồi sau đó không trả lời tin nhắn đòi nợ. Nhiều khách hàng vay còn đổi luôn số điện thoại để tránh các cuộc gọi đòi nợ.
Bên cho vay có thể sẽ liên hệ với người thân, bạn bè của bạn để yêu cầu trả tiền. Trong trường hợp này, người vay cũng cần phải yêu cầu người xung quanh mình chặn hết những cuộc gọi đòi nợ.
2. Chuyển nơi ở
Một cách khác để trốn trả góp đó chính là chuyển nơi ở sang những địa điểm khác nhau. Khi công ty tài chính đến tận nơi đòi nợ thì bạn đã chuyển sang một nơi khác. Khi bạn không có mặt thì những người của công ty tài chính cũng sẽ không làm được gì.
3. Không tham gia vào lại những đơn vị trả góp đã vay
Nếu bạn lại gặp phải khó khăn, tuyệt đối không tham gia lại vào những đơn vị trả góp đã trốn nợ. Nếu vẫn tham gia thì những người này sẽ lợi dụng điều này để đòi lại các khoản nợ bạn đã trốn trước đó.
Hệ lụy không ngờ từ việc trốn trả góp là gì?
Trốn trả góp có nhiều hệ lụy mà bạn không ngờ đến. Do vậy, nếu không gặp trường hợp bất đắc dĩ, bạn đừng nên tìm cách trốn trả góp.
1. Phí phạt và nợ xấu
Nếu khi vay tiền không trả, bạn sẽ phải chịu các mức phí phạt chậm đóng theo đúng quy định. Mức phí phạt này sẽ được hai bên thỏa thuận và người vay sẽ phải đóng khi không trả nợ đúng hạn.
Bên cạnh đó, việc vay tiền không trả cũng sẽ ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của bạn. Khi đó, người vay sẽ bị nợ xấu và nếu sau này muốn vay tiền, một vài tổ chức tín dụng sẽ không phê duyệt hồ sơ.
2. Ảnh hưởng đến người thân
Nếu bạn không trả tiền, cơ quan cho vay sẽ liên hệ với người thân của bạn để yêu cầu hoàn trả. Những cuộc gọi sẽ liên tục đến và cuộc sống hằng ngày của người thân sẽ gặp nhiều điều bất tiện. Người thân sẽ bị làm phiền vì việc không thanh toán khoản vay của bạn.
3. Trách nhiệm pháp lý
Ngoài những vấn đề phí phạt hay nợ xấu, việc trốn trả góp còn dẫn đến việc truy cứu trách nhiệm pháp lý của bạn. Công ty cho vay hoàn toàn có thể khởi kiện lên các cơ quan có thẩm quyền về việc bạn trốn nợ.
Nếu như kiện ra tòa, phía cơ quan tài chính có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, bạn sẽ bị cưỡng chế để trả tiền. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ bị phạt nhiều mức phạt hành chính do cố ý trốn tránh thực hiện nghĩa vụ. Vì thế, bạn nên cẩn thận để không bị mất khả năng chi trả dẫn đến việc trốn tránh nợ. Khi đó, người vay sẽ không còn lo lắng vấn đề bị truy cứu trách nhiệm pháp lý hay nhiều vấn đề liên quan.
Kết luận
Có nhiều nguyên nhân khiến nhiều người mất khả năng chi trả và không thể trả góp các khoản nợ theo đúng thời hạn. Một vài khách hàng vay tìm cách trốn trả góp nhưng đây không phải là phương án tối ưu. Bạn nên cân nhắc để tránh mất khả năng chi trả và không cần phải trốn nợ.
Có thể bạn chưa biết
- Các cách để kiểm tra hồ sơ vay TPBank
- Tại sao các đơn vị cho vay lấy cavet xe?
- Vay 5 triệu góp 6 tháng lãi suất bao nhiêu?
- Cách đối phó app vay tiền lãi suất cao hiện nay