“Rùng mình” Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng ít ai ngờ!

Tác giả: Trần Khả Ngân
0 Bình luận

Khách hàng khi vay tiền nhưng không trả đúng hạn thì ngân hàng sẽ có những khoản nợ quá hạn. Khi đó, sẽ có những cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng để thu hồi vốn. 

Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng sẽ được thực hiện theo quy định của ngân hàng và các nội dung của pháp luật. Hãy cùng Nastro.vn tìm hiểu về cách xử lý những khoản nợ quá hạn của ngân hàng. 

Nợ quá hạn là gì?

Nợ quá hạn còn được gọi với một tên khác đó là nợ xấu. Đây là khoản vay mà cá nhân, tổ chức khi vay tiền tại các tổ chức tín dụng nhưng lại không đủ khả năng chi trả trong thời hạn nhất định. 

Những khoản nợ xấu này có ảnh hưởng khá nghiêm trọng với các tổ chức cho vay. Trong một quốc gia, nếu các khoản nợ xấu tăng cao thì sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước đó. 

cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Nợ quá hạn là những khoản vay không đủ khả năng chi trả trong thời hạn

Thông thường, khi đến hạn thanh toán hợp đồng vay, các tổ chức cho vay sẽ gia hạn thời gian trả nợ cho khách hàng từ 1 đến 3 ngày. Sau khoảng thời gian này, nếu người vay vẫn chưa có tiền trả thì khoản vay này sẽ trở thành nợ quá hạn. 

Khi khách hàng đóng nợ trễ, những khoản vay này sẽ được cập nhật trên CIC. Sau đó, tùy từng thời gian chậm trả mà khoản nợ quá hạn sẽ được liệt kê vào những nhóm nợ xấu khác nhau.

Xem thêm:

Phân loại nợ quá hạn

Những khoản nợ quá hạn khác nhau sẽ có các cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng khác nhau. Dựa trên các tiêu chí thì nợ quá hạn sẽ được phân loại thành nhiều nhóm để dễ xử lý. 

1. Dựa trên biện pháp bảo đảm

Nếu dựa trên các biện pháp bảo đảm thì nợ quá hạn được phân thành hai nhóm chính là:

  • Nợ quá hạn có tài sản bảo đảm: Tài sản dùng để vay nợ ngân hàng gồm giấy tờ nhà đất, các giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm, bảo hiểm có giá trị, những tài sản hình thành trong tương lai,…Khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý nợ dựa trên tài sản thế chấp
  • Nợ quá hạn không có tài sản bảo đảm: Hình thức này là việc tổ chức tài chính cho vay dưới dạng tín chấp, các tiêu chuẩn để cho vay dựa trên uy tín, mức thu nhập, lịch sử tín dụng,..
cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Có thể phân loại dựa trên biện pháp bảo đảm

2. Dựa trên phân loại nợ của pháp luật

Pháp luật phân loại các khoản nợ quá hạn thành nhiều nhóm khác nhau bao gồm:

  • Nợ quá hạn đủ tiêu chuẩn: đây là khoản nợ đã quá hạn dưới 10 ngày và các tổ chức cho vay đánh giá có khả năng thu hồi tiền gốc và tiền lãi bị quá hạn
  • Nợ cần chú ý: đây là khoản nợ có thời gian quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
  • Nợ dưới tiêu chuẩn: đây là những khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày
  • Nợ quá hạn bị nghi ngờ: những khoản nợ từ 181 đến 360 ngày
  • Nợ có khả năng mất vốn: đây là những khoản nợ quá hạn 360 ngày.

Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Nếu có những khoản nợ quá hạn thì ngân hàng tiến hành xử lý theo đúng quy định. Nhìn chung, cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng được tiến hành với các bước sau đây:

  • Bước 1: Thông báo cho khách hàng về việc nợ bị quá hạn, nội dung thông báo gồm những nội dung số nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn, lãi suất áp dụng với dư nợ gốc bị quá hạn cùng với lãi suất chậm trả
  • Bước 2: Cơ cấu lại thời gian trả nợ, nếu như khách hàng trình bày vấn đề về việc không đủ khả năng chi trả nợ quá hạn thì ngân hàng sẽ cơ cấu lại thời gian dựa trên cơ sở tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng
  • Bước 3: Xử lý tài sản bảo đảm, trường hợp này xảy ra khi khách hàng vay tiền dưới dạng thế chấp tài sản, việc xử lý tài sản này sẽ giúp ngân hàng thu hồi nợ theo đúng quy định. Những phương thức xử lý tài sản gồm bán đấu giá tài sản, ngân hàng tự bán tài sản,…
cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Ngân hàng tiến hành xử lý nợ quá hạn theo đúng quy định

Kinh nghiệm cho người vay khi xử lý khoản nợ quá hạn

Cách xử lý nợ quá hạn bao lâu bị khởi kiện của ngân hàng thường áp dụng khi đến một giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, nếu gặp vấn đề này thì bạn có thể liên hệ với phía ngân hàng, phía cho vay sẽ tạo điều kiện để người cho vay trả hết nợ. 

Sau khi đến ngân hàng, bạn trình bày về việc khó khăn mình đang gặp phải rồi sau đó đưa ra chi tiết về kế hoạch trả nợ. Nếu như muốn chắc chắn hơn trong việc gia hạn khoản vay thì bạn nên có các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập có trong tương lai. Phía ngân hàng sẽ xem xét và đưa ra mức phạt phù hợp với khoản vay của bạn. 

Kết luận

Người đi vay khi có các khoản nợ không đủ khả năng chi trả tại ngân hàng thì sẽ trở thành những khoản nợ quá hạn. Khi đó, dựa trên thời hạn trả nợ mà những khoản vay sẽ được phân loại thành nhiều mức khác nhau. 

Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng thường sẽ là thông báo rồi sau đó tiến hành xử lý tài sản bảo đảm. Nếu gặp trường hợp này, bạn cần liên lạc với ngân hàng để tìm được phương án giải quyết tốt nhất.

Có thể bạn chưa biết!

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại bình luận