Danh sách nợ xấu ngân hàng VPBank có tồn tại không và gồm thông tin gì? Đây là vấn đề mà rất nhiều người thắc mắc hiện nay khi cần vay vốn hay gửi tiền. Để hiểu rõ câu hỏi này, bạn cần phải biết rất nhiều yếu tố liên quan.
Nhằm mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát nhất, nastro.vn đã tổng hợp thông tin chi tiết qua bài viết sau đây.
Nội dung
Nợ xấu VPBank là gì?
Bất cứ ngân hàng nào có người vay vốn quá hạn cũng sẽ được gọi với tên nợ xấu. Với VPBank, nợ xấu là khoản tiền vay trước đó đã bị quá hạn mà người đi vay không trả đúng theo yêu cầu.
Dù sau này bạn có hoàn thành được khoản thanh toán cả vốn lẫn lãi thì bạn vẫn được xếp vào nợ xấu. Tùy vào mức độ thanh toán chậm bao nhiêu ngày mà bạn nằm trong 5 nhóm nợ.
Nợ xấu ngân hàng VPBank là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Bởi việc này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình huy động vốn.
Bạn có thể sẽ mất quyền được vay nếu thuộc một trong các nhóm nợ mà pháp luật quy định. Vì thế, nếu đang có nhu cầu vay tiền, bạn hãy tham khảo trước thông tin về vấn đề này.
Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng VPBank năm 2021
Theo báo cáo mới nhất vào đầu năm 2020, VPBank đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu top 1 Việt Nam. Nghĩa là số lượng người chưa hoàn thành hoặc hoàn thành quá hạn khoản nợ rất lớn.
Đây cũng là vấn đề khiến nhiều nhà chức trách quan tâm và đang cố gắng tìm cách khắc phục. Các nhóm nợ từ 2 đến 5 đều tăng và do đó, khả năng vay được rất thấp.
Một số báo cáo chỉ ra rằng, riêng nhóm nợ xấu 2 đã tăng thêm 4.8% so với 2018. Hay nợ nhóm 3 tăng đến 26% và nợ nhóm 5 tăng 9.7%. Riêng chỉ có nợ nhóm 4 là giảm được 14.5% so với số liệu của năm trước.
Dù vậy, đây vẫn là những con số đáng báo động mà VPBank cần giải quyết. Vấn đề này có thể khiến ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi cần huy động vốn.
Nguyên nhân nợ xấu ngân hàng VPBank là gì?

Sở dĩ có danh sách nợ xấu ngân hàng VPBank xuất hiện là vì đơn vị cho vay trung và dài hạn quá nhiều. Nếu quay trở lại năm 2015 – 2016, bạn sẽ thấy rất nhiều người đánh giá cao VPBank. Bởi đây là ngân hàng cho vay hiệu quả nhất với lãi thuần lên đến 10.535 tỷ đồng. Con số này hiện nay vẫn không sụt giảm nhiều, thậm chí còn hơn các ngân hàng lớn khác.
Vậy lãi thuần mà VPBank có được xuất phát từ đâu? Đây chính là khoản tiền mà ngân hàng nhận được từ việc cho doanh nghiệp vay vốn. Để có số tiền lớn cấp tín dụng cho các công ty, ngân hàng VPBank phải đẩy mạnh các khoản vay trung và dài hạn. Theo nhiều chuyên gia, đây chính là “con dao hai lưỡi” khiến đơn vị bị nợ xấu cao.
Thời gian đáo hạn quá dài khiến người đi vay trở nên “nhạy cảm” với việc thanh toán. Hơn nữa, để đủ tài chính phục vụ khách hàng cá nhân, hoạt động huy động vốn của đơn vị phải thực sự hiệu quả. Thực tế, VPBank vẫn chưa làm tốt điều này nên tỷ lệ nợ xấu tăng. Con số này vẫn có thể tiếp tục lớn hơn qua từng năm và ngân hàng sẽ phải chịu nhiều rủi ro.
Danh sách nợ xấu ngân hàng VPBank 2021
Hiện tại, nợ xấu của VPBank được chia thành 5 nhóm, trong đó nhóm 1 vẫn được cấp tín dụng ngay khi có nhu cầu. Riêng các nhóm 2, 3, 4 và 5 thì cần qua thẩm định nghiêm ngặt. Tùy vào thời gian thanh toán khoản nợ mà bạn sẽ được xếp vào các nhóm các khác. Cụ thể:
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
Đây là nhóm có các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn lần đầu theo quy định. Thời gian thanh toán nợ dao động từ 10 ngày cho đến 90 ngày so với ngày đáo hạn.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
Là nhóm có thời gian thanh toán nợ dao động từ 91 đến 180 ngày tính từ đáo hạn. Người đi vay đã tiến hành cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày. Hoặc người đi vay đã cơ cấu lại thời gian trả nợ lần hai. Những khách hàng đi vay nhưng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ được miễn, giảm theo quy định cũng thuộc nhóm này.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
Đây là nhóm nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày tính từ ngày đáo hạn. Người đi vay đã cơ cấu lại thời gian lần đầu từ 30 – 90 ngày. Hoặc đã cơ cấu lại lần thứ 2 quá hạn dưới 30 ngày theo thời gian được xác lập lại.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
Đây là nhóm nợ nghiêm trọng nhất và mất hoàn toàn khả năng vay vốn. Thời gian nợ quá hạn là trên 360 ngày. Người đi vay đã trải qua lần đầu cơ cấu nhưng quá hạn hơn 90 ngày. Hoặc người đi vay cơ cấu lại lần hai quá hạn 30 ngày trở lên. Trường hợp cơ cấu lại lần 3 thì được xếp vào nhóm 5, không cần xác định quá hạn hay chưa.
Nợ xấu tại ngân hàng VPBank có được vay vốn không?
Theo chính sách của ngân hàng thì người thuộc nhóm 1 sẽ được cấp tín dụng nhanh chóng. Người thuộc nhóm 2, 3, 4, 5 sẽ cần xét duyệt hồ sơ nghiêm túc. Thông thường người nhóm 2 có khả năng được vay lại. Riêng nhóm 3, 4 và 5 thì ngân hàng rất hiếm khi cấp tín dụng.
Vì vậy, bạn hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng nợ xấu của mình trên CIC. Nếu thuộc trường hợp 3, 4, 5 thì bạn cần cân nhắc bởi VPBank thường từ chối các hồ sợ này.
Có cách xóa nợ xấu ngân hàng VPBank không?

Để được xét duyệt hồ sơ, trước hết bạn cần hoàn thành tất cả các khoản nợ của mình. Sau đó, tùy theo thời gian được quy định mà lịch sử nợ xấu của bạn sẽ được xóa trên CIC.
Bạn cần chờ đủ thời hạn để loại bỏ lịch sử nợ xấu, sau đó mới yêu cầu VPBank cấp vốn. Thời gian để hoàn tất việc này tối thiểu là 5 năm, trong trường hợp bạn đã thanh toán cả gốc và lãi. Tuy nhiên, với trường hợp nợ xấu nhóm 5 thì khả năng vay vốn lại hầu như không có.
Kinh nghiệm vay vốn khi đang nợ xấu ngân hàng VPBank
Bạn hãy truy xuất thông tin của mình trên CIC trước để xác định mình thuộc nhóm nợ xấu nào. Nếu thuộc nhóm 1 thì bạn có thể tự tin nộp hồ sơ vay vốn tại VPBank.
Trường hợp thuộc nhóm 2 thì bạn cần trình bày rõ nguyên nhân quá hạn và mục đích vay vốn để ngân hàng xét duyệt. Nhân viên sẽ cân nhắc về hồ sơ của bạn Riêng với trường hợp bạn thuộc nhóm 3, 4, 5 thì cần thanh toán các khoản nợ xấu trước. Sau đó bạn in xác nhận đã thanh toán gửi kèm hồ sơ để chứng minh.
Kết luận.
Trên đây là thông tin cụ thể về danh sách nợ xấu ngân hàng VPBank mới nhất. Qua những chia sẻ này, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích khi cần vay vốn ngân hàng. Bạn hãy cố gắng kiểm soát dòng tiền của mình để tránh rơi vào nợ xấu nhé.