Doanh thu thuần là gì? Khác biệt gì lợi nhuận và cách tính?

Tác giả: Trần Khả Ngân
0 Bình luận

Chủ thể kinh doanh cần nắm được các khái niệm, thuật ngữ cơ bản để thực hiện và vận hành một cách suôn sẻ khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, trong đó, phải kể đến doanh thu thuần. Giữa 2 khái niệm doanh thu thuần và doanh thu có nhiều nét tương đồng, do đó dễ gây ra sự nhầm lẫn cho nhiều khách hàng. Vậy doanh thu thuần là gì? Mục đích sử dụng của doanh thu thuần? 

Doanh thu thuần là một khái niệm khá quen thuộc của lĩnh vực tài chính, thường xuyên được áp dụng trong nhiều tác vụ của hoạt động kinh doanh. Để khách hàng có thể hiểu hơn về khái niệm này, Nastro.vn xin gửi đến bạn nội dung của bài vài hôm nay.

Doanh thu thuần hay còn được biết đến với tên gọi doanh thu thực là khoản doanh thu bán hàng mà đơn vị kinh doanh thu được sau khi đã khấu trừ các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm thuế xuất nhập khẩu, chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng, thuế tiêu thụ đặc biệt,… Bên cạnh đó, đây còn là khoản doanh thu trước thuế thu nhập doanh nghiệp.

Rất nhiều sự nhầm lẫn khi sử dụng khái niệm doanh thu thuần với các khái niệm như doanh thu hay lợi nhuận. Trên thực tế, những thuật ngữ này có nhiều điểm tương đồng do đó nhiều người đã bối rối khi áp dụng nó.

Xem thêm:

Mục đích sử dụng doanh thu thuần là gì?

Mục đích sử dụng doanh thu thuần là gì?

Người ta sử dụng doanh thu thuần trong việc xác định kết quả kinh doanh của một công ty/doanh nghiệp/đơn vị kinh doanh trong một giai đoạn nhất định nào đó. Thông qua kết quả này, doanh nghiệp có thể đưa ra kết luận hoạt động kinh doanh lỗ hay lãi, từ đó có thể xác định phương hướng kinh doanh lại trong tương lai gần.

Trong trường hợp, doanh nghiệp hoạt động đạt lợi nhuận tốt, sẽ tiếp tục duy trì cũng như phát triển theo định hướng đã đề ra. Ngược lại, nếu hoạt động kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp sẽ tiến hành thay đổi chiến lược hoạt động để đạt được kết quả tốt nhất trong thời gian sắp tới.

Công thức tính doanh thu thuần

Để tính doanh thu thuần, các bạn áp dụng công thức sau đây:

Doanh thu thuần = Toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu

Trong đó:

  • Toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp bao gồm phần tất cả doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ hay có thể hiểu đó là tổng các giá trị các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường.
  • Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản bao gồm thuế xuất nhập khẩu, chiết khấu thương mại, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản giảm giá bán hàng, doanh thu bán hàng bị trả lại,…

So sánh doanh thu thuần với doanh thu và lợi nhuận

1/ Sự khác biệt giữa doanh thu thuần và doanh thu

Về khái niệm,doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng mà đơn vị kinh doanh thu được sau khi đã khấu trừ các khoản giảm trừ doanh thu. Trong khi đó, doanh thu là doanh thu là tổng giá trị thu được trong quá trình mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cũng như các hoạt động khác.

Về công thức tính:

Doanh thu thuần = Toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu = Tổng giá trị đơn hàng hay tổng sản phẩm bán ra x Đơn giá trên mỗi sản phẩm + các khoản phí phụ thu khác.

So sánh doanh thu thuần với doanh thu và lợi nhuận

2/ Sự khác biệt giữa doanh thu thuần và lợi nhuận

Nếu bạn đang bối rối khi phân biệt giữa doanh thu thuần và lợi nhuận thì đáp án sẽ được chúng tôi gửi đến ngay sau đây.

Trên thực tế, 2 khái niệm này là hoàn toàn khác nhau, nhiều khách hàng vẫn nghĩ doanh thu thuần chính là lợi nhuận, thực tế doanh thu thuần không được xem là lợi nhuận. Bởi lẽ, một doanh nghiệp có thể đạt được một mức doanh thu rất cao nhưng lợi nhuận thực nhận lại không tương xứng như thế do số vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh vượt hạn mức.

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán hàng mà doanh nghiệp đó thu được trừ đi chi phí đầu tư vào hoạt động sản xuất.

Về công thức tính:

Doanh thu thuần = Toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu
Lợi nhuận trước thuế = doanh thu thuần – giá vốn bán hàng, chi phí doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế – số tiền thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước tính trong kỳ.

Các yếu tố tác động đến doanh thu thuần

1/ Khối lượng tiêu thụ, sản xuất sản phẩm

Trong trường hợp, sản phẩm được sản xuất ra có số lượng ít, nhu cầu tiêu thụ lớn  (nghĩa là lúc này cung < cầu) sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được doanh thu cao hơn. Từ đó thấy được rằng, sản phẩm được sản xuất ra sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến lượng tiêu thụ sản phẩm.

Ngược lại, lượng sản phẩm được sản xuất ra vượt quá với mức nhu cầu của thị trường (cung >cầu), sản phẩm không thể tiêu thụ hết, có thể dẫn đến tình trạng hàng tồn kho quá nhiều, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu, khảo sát nhu cầu thị trường về sản phẩm sẽ sản xuất để có thể xác định một cách chính xác khối lượng phù hợp.

2/ Chất lượng dịch vụ tiêu thụ và sản phẩm

Mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm dịch vụ, khả năng đáp ứng tốt nhu cầu thị trường là các yếu tố thể hiện chất lượng của sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của các dịch vụ, hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp. Vì lẽ đó, chất lượng dịch vụ tiêu thụ và sản phẩm có tác động rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm hay doanh thu thuần của doanh nghiệp đó.

Cụ thể, khi sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao thì đồng nghĩa giá thành bán ra sẽ cao tương ứng. Ngược lại, sản phẩm có chất lượng kém thì tất nhiên giá thành sẽ thấp. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm cũng quyết định sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp.

3/ Giá bán

Ngay từ đầu, giá bán đã được nhắc đến là nhân tố rất quan trọng và có ảnh hưởng đến doanh thu thuần. Trong trường hợp, các yếu tố khác không đổi nhưng giá cả các loại sản phẩm, dịch vụ tăng thì lúc đó doanh thu bán hàng tăng lên và ngược lại.

Khi giá cả hàng hóa tăng lên, khối lượng tiêu thụ sản phẩm có xu hướng bị giảm xuống. Ngược lại, khi giảm giá hàng hóa, khối lượng tiêu thụ sẽ được tăng lên đáng kể.

4/ Kết cấu của sản phẩm được tiêu thụ

Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là nhu cầu tiêu thụ các loại hàng hóa và dịch vụ của con người cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Mỗi đơn vị kinh doanh có thể tiến hành sản xuất cũng như kinh doanh không chỉ một mà nhiều sản phẩm có kết cấu khác nhau. Kết cấu mặt hàng chính là tỷ trọng giá trị của mặt hàng đó so với tổng giá trị toàn bộ các mặt hàng trong một giai đoạn nhất định.

Nếu một số đơn vị kinh doanh tiến hành thay đổi kết cấu tiêu thụ sẽ làm cho doanh thu bị thay đổi. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể cân nhắc thay đổi kết cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, góp phần gia tăng doanh thu. Bên cạnh đó, vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và uy tín đối với khách hàng.

5/ Chính sách bán hàng

Bên cạnh các yếu tố vừa nhắc đến, chính sách bán hàng cũng là nhân tố có sự tác động lớn đến doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp. Nếu sản phẩm, dịch vụ cung cấp phù hợp với thị hiếu của phần lớn người tiêu dùng thì sản phẩm sẽ được tiêu thụ một cách vô cùng thuận lợi. Đặc biệt khi thị trường tiêu tiêu thụ sản phẩm diễn ra cả trong và ngoài nước, giúp cho việc tăng doanh thu của doanh nghiệp khả quan hơn trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Để góp phần tăng doanh thu bán hàng, doanh nghiệp cần vận dụng phương thức thanh toán hợp lý, chính sách bán hàng phù hợp với điều kiện cũng như tình hình hiện tại của thị trường kinh doanh. Đồng thời, cần đảm bảo đầy đủ các hoạt động kiểm kê xuất, nhập, tồn hàng hóa theo đúng nguyên tắc kế toán.

Trong hoạt động thanh toán quốc tế doanh nghiệp cần phải thu hồi tiền hàng một cách đầy đủ, an toàn. Tuân thủ đúng các nguyên tắc, các giấy tờ liên quan đến tiền tệ, phương thức, địa điểm và thời gian thanh toán.

Lời kết

Doanh thu thuần là gì, nội dung bài viết hôm nay của Nastro đã giải đáp tất tần tật đến bạn từ khái niệm đến các vấn đề liên quan bao gồm các yếu tố tác động đến doanh thu thuần và cách phân biệt của nó với doanh thu và lợi nhuận. Để doanh nghiệp hoạt động một cách thuận lợi và thành công nhất việc nắm rõ các thông tin và thuật ngữ quan trọng là điều rất cần thiết.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại bình luận