[Khắc phục] 6 Nguyên nhân: làm sao biết thẻ ATM bị khóa?

Tác giả: Trần Khả Ngân
0 Bình luận

Trong quá trình sử dụng thẻ ATM có khá nhiều vấn đề có thể xảy ra người dùng, vì thế không ít thắc mắc được đặt ra từ bộ phận khách hàng sử dụng thẻ ATM. Làm sao biết thẻ ATM bị khóa? Cách để khôi phục thẻ ATM sau khi bị khóa? Nên làm gì để thẻ ATM không bị khóa dù chỉ một lần?

Khi thẻ ATM bị khóa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sử dụng tài khoản ngân hàng của khách hàng, làm gián đoạn giao dịch rút tiền tại cây ATM nếu đang cần tiền mặt khẩn cấp.

Do đó, để tránh bị khóa thẻ ATM bất ngờ cần tìm ra nguyên nhân và tìm hiểu cách khắc phục nếu chẳng may rơi vào trường hợp bị khóa thẻ. Giải pháp hữu hiệu nhất sẽ được gửi đến bạn ngay tại bài viết này của Nastro.vn.

Thẻ ATM là loại thẻ bạn sẽ được sở hữu khi tiến hành mở tài khoản tại bất kỳ nào đang hoạt động tại Việt Nam. Thẻ ATM được phát hành theo chuẩn ISO 7810 bao gồm thẻ thẻ ghi nợ, thẻ trả trước nội địa, thẻ trả trước quốc tế, thẻ tín dụng hoặc có thể là thẻ đảm bảo, thẻ thanh toán,…

Không chỉ mang chức năng tích trữ tiền trong tài khoản, thẻ ATM còn được sử dụng với vô vàn các tiện ích cần thiết như chuyển tiền, rút tiền, truy vấn tài khoản, thanh toán nhanh chóng mọi loại hóa đơn,… Đúng vậy, tất cả các tính năng tiện lợi trên đều được tích hợp ngay trong 1 chiếc thẻ ATM bé xíu.

Chức năng của thẻ ATM là gì?

Như các chức năng vừa nêu ở nội dung trên, cụ thể thẻ ATM có những chức năng nổi bật như:

  • Linh hoạt chuyển tiền, rút tiền tại tất cả các cây ATM trong hệ thống Agribank và ngoài hệ thống nếu có liên kết
  • Dễ dàng tra cứu số dư tài khoản hiện tại, truy vấn nhanh chóng hầu hết các thông tin tài khoản
  • Thanh toán các hóa đơn mua sắm vô cùng đơn giản tại các máy POS
  • Chuyển tiền qua điện thoại rất tiện lợi
  • Thanh toán hóa đơn dịch vụ trong tích tắc

Xem thêm:

6 Nguyên nhân làm sao biết thẻ ATM bị khóa?

Ngay sau đây Nastro.vn sẽ cho bạn biết 6 nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến thẻ ATM bị khóa.

1/ Thẻ ATM bị quá hạn sử dụng

Mỗi thẻ ATM sẽ có thời hạn sử dụng trong khoảng 5 – 7 năm kể từ ngày phát hành thẻ, sau kỳ hạn sử dụng nếu khách hàng không tiếp tục gia hạn thì thẻ sẽ tự động bị khóa.

Do đó, để có thể tiếp tục sử dụng khách hàng cần đến phòng giao dịch ngân hàng để tiến hành gia hạn thẻ hoặc đăng ký phát hành thẻ mới để không bị gián đoạn sử dụng.

Thời hạn sử dụng thẻ thông thường sẽ được in nổi trực tiếp tại mặt trước của thẻ ATM để khách hàng tiện theo dõi. Nhớ nhé, quan sát thời hạn thẻ Visa và kịp thời gia hạn trước ngày thẻ bị khóa.

2/ Nhập sai mã pin ATM quá 3 lần

Một nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng thẻ ATM bị khóa là do khách hàng nhập sai mã PIN ATM 3 lần.

Trong nhiều tình huống có thể xảy ra, vì khách hàng ấn nhầm số, do nhầm lẫn với các mật khẩu khác hoặc quên mất mã PIN ATM là dãy số nào. Do đó, để đảm bảo sự an toàn cho tài khoản ngân hàng sẽ tiến hành khóa tài khoản ngay lập tức và nuốt thẻ ATM tránh các trường hợp xâm nhập bất hợp pháp bởi kẻ xấu.

3/ Không phát sinh giao dịch quá lâu

Một nguyên nhân không thường thấy tuy nhiên vẫn có thể xảy ra làm cho thẻ ATM bị khóa. Theo quy định trong thời gian 1 năm nếu tài khoản của khách hàng không phát sinh bất kỳ giao dịch nào ngân hàng sẽ tự động khóa thẻ ATM.

Do đó, nếu bạn còn cần sử dụng đến thẻ ATM thì hãy thực hiện ít nhất 1 giao dịch để duy trì tài khoản của mình nhé.

4/ Chủ động khoá thẻ

Bạn có quá nhiều tài khoản ngân hàng? Bạn không cần dùng đến thẻ ATM? Phí duy trì hàng tháng quá nhiều? Từ các nguyên nhân này khách hàng có thể chủ động khóa thẻ để đỡ tốn phí duy trì thẻ ATM hàng tháng. Sau khi hoàn tất các thủ tục khóa thẻ theo quy định, thẻ ATM của bạn sẽ ngay lập tức bị khóa bởi ngân hàng.

5/ Số dư không đủ duy trì phí hàng tháng

Ở hầu hết các ngân hàng đều có quy định về số dư tối thiểu cần duy trì trong tài khoản, do đó khi rút tiền khách hàng thường không rút hết mà để lại một số tiền nhất định trong tài khoản. Số tiền tối thiểu mà tài khoản cần duy trì có thể không giống nhau do quy định khác nhau ở mỗi ngân hàng.

Còn có các trường hợp do hệ thống trừ phí duy trì tài khoản các dịch vụ Internet Banking, SMS Banking,…

Vì vậy, để tránh bị khóa thẻ ATM khách hàng cần để lại trong tài khoản một số tiền nhất định dù sau khi đã trừ đi các khoản phí vẫn đảm bảo số dư tài khoản vẫn ở mức tối thiểu cần thiết.

6/ Ngân hàng nghi ngờ nên khóa thẻ tạm thời

Ngoại trừ các nguyên nhân trên thì thẻ ATM vẫn có thể bị khóa do trong lúc thực hiện giao dịch bạn có thao tác đáng nghi, ngân hàng phát hiện và tiến hành khóa thẻ ATM của bạn để đảm bảo rằng tài khoản của bạn không bị xâm nhập bởi các đối tượng xấu, gây ra thiệt hại tài sản.

Trên đây là 6 nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng thẻ ATM bị khóa, bạn hãy đọc thật kỹ để tránh rơi vào một trong các trường hợp trên. Vậy làm sao biết thẻ ATM bị khóa để nhanh chóng xử lý? Câu trả lời sẽ có tại nội dung tiếp theo.

Cách nhận biết làm sao biết thẻ atm bị khóa

Nếu bạn đang thắc làm sao biết thẻ ATM bị khóa thì ngay sau đây Nastro.vn sẽ gửi đến bạn 3 cách để nhanh chóng biết thẻ ATM bị khóa hay không.

Cách 1: Truy cập vào ứng dụng Internet Banking, chọn tiện ích Thẻ, sau đó chọn vào thẻ ATM mà bạn muốn tra cứu. Hệ thống sẽ hiển thị trạng thái của thẻ, đang hoạt động hoặc đã bị khóa.

Cách 2: Đến phòng giao dịch gần nhất để kiểm tra bằng cách cung cấp thẻ cho giao dịch viên và yêu cầu tra cứu trạng thái hoạt động hiện tại của thẻ.

Cách 3: Kiểm tra ngay tại máy các ATM, POS bất kỳ: Đặt thẻ vào cây ATM hoặc máy POS rồi thực hiện một giao dịch. Nếu thẻ của bạn đã bị khóa các giao dịch chuyển tiền, rút tiền hay thanh toán đều không thực hiện được.

Hướng dẫn khôi phục lại thẻ ATM sau khi khóa

Hướng dẫn khôi phục lại thẻ ATM sau khi khóa

1/ Gọi đến hotline/ tổng đài ngân hàng phát hành thẻ

Bạn có thể gọi đến số hotline của ngân hàng mà mình đang sử dụng để yêu cầu mở lại thẻ ATM khi bị khóa. Bạn cần phải cung cấp các thông tin tài khoản cần thiết như: họ tên, số tài khoản, số CMND,…

Sau khi xác minh bạn đúng là chủ tài khoản tổng đài viên sẽ nhanh chóng mở khóa tài khoản của bạn. Số tổng đài của một số ngân hàng hiện nay:

  • Hotline ngân hàng Agribank: 1900558818
  • Hotline ngân hàng Vietcombank: 1900545413
  • Hotline ngân hàng BIDV: 1900 9247
  • Hotline ngân hàng Techcombank:  1800 588 822
  • Hotline ngân hàng Vietinbank: 1900 558 868
  • Hotline ngân hàng VPBank:1900545415
  • Hotline ngân hàng ACB: 1900 54 54 86

2/ Đến trực tiếp PGD/ Chi nhánh gần nhất

  • Bước 1: Đến phòng giao dịch gần nhất và cung cấp Chứng minh nhân dân cho giao dịch viên
  • Bước 2: Thông báo với nhân viên về tình trạng thẻ ATM bị khóa và yêu cầu hỗ trợ mở lại thẻ.
  • Bước 3: Xuất trình giấy Chứng minh nhân dân đã chuẩn bị
  • Bước 4: Sau khi xác nhận danh tính chủ tài khoản thành công, giao dịch sẽ hỗ trợ bạn kích hoạt lại thẻ vô cùng nhanh chóng.

Kinh nghiệm rút tiền cây ATM để không bị khoá thẻ dù chỉ một lần

  • Giao dịch thường xuyên hoặc ít nhất 1 – 2 lần/năm
  • Chú ý đến kỳ hạn sử dụng in trên thẻ để kịp thời gia hạn
  • Ngay lập tức liên hệ với ngân hàng sau khi phát hiện rơi thẻ hoặc mất do bị trộm cắp
  • Bảo quản thẻ ATM thật cẩn thận, tránh làm trầy xước, hư hỏng hay bất kỳ tác động xấu nào gây ảnh hưởng đến thẻ ATM
  • Bảo mật tuyệt đối thông tin tài khoản và mã PIN ATM, không tiết lộ thông tin này với bất kỳ ai khác
  • Kiểm tra số dư trong tài khoản thường xuyên, đảm bảo rằng số dư vẫn đảm bảo mức tối thiểu mà ngân hàng yêu cầu
  • Chỉ thực hiện giao dịch tại các cây ATM nằm trong hệ thống liên kết với ngân hàng bạn đang sử dụng

Kết luận

Bài viết hôm nay chính là câu trả lời cho thắc mắc làm sao để biết thẻ ATM bị khóa. Hãy đọc kỹ 6 nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng khóa thẻ ATM để không rơi vào các tình huống đó nhé. Chúng tôi cũng không quên cung cấp đến bạn một vài kinh nghiệm để hạn chế thấp nhất trường hợp trên làm cho các giao dịch quan trọng bị gián đoạn. Đọc thêm nhiều thông tin tài chính hấp dẫn tại trang chủ của Nastro

Có thể bạn chưa biết!

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại bình luận