Hiện tại trên đất nước hình chữ S có trên dưới 50 ngân hàng đã và đang hoạt động với hàng nghìn chi nhánh khắp các tỉnh, thành phố. Vậy bạn có biết những ngân hàng đã phá sản ở Việt Nam là cái tên nào chưa?
Ngoài chất lượng dịch vụ thì vấn đề các ngân hàng nào có nguy cơ phá sản cũng là mối quan tâm lớn của khách hàng khi quyết định mở thẻ hay gửi tiết kiệm. Giả dụ ngân hàng đang sử dụng bị phá sản thì khách hàng sẽ được hưởng những quyền lợi gì, dấu hiệu nào cho thấy những ngân hàng có nguy cơ phá sản tại Việt Nam.Tìm hiểu cùng Nastro.vn bạn nhé!
Hiểu rõ các loại hình ngân hàng tại Việt Nam
Trước khi bắt đầu danh sách các ngân hàng đã phá sản ở Việt Nam và quyền lợi của khách hàng sau khi “sự kiện” đó xảy ra. Bạn cần hiểu rõ các loại hình ngân hàng như sau:
1/ Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước là một bộ phận trực thuộc cơ quan Chính phủ – hoạt động với tư cách ngân hàng trung ương của Việt Nam. Với nhiệm vụ phát hành và quản lý tiền tệ.
Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà nước còn đảm nhiệm vai trò quan trọng như một quân sư cho Chính phủ về các chính sách liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, ví dụ như: chính sách tỷ giá, phát hành tiền tệ, quản lý dự trữ ngoại tệ, chính sách về lãi suất, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chức tín dụng, xem xét về việc thành lập các ngân hàng trên cả nước và tổ chức tín dụng. Đồng thời, quản lý các ngân hàng thương mại trực thuộc nhà nước.
Hiện nay, có hơn 50 ngân hàng trên cả nước, có cả các ngân hàng đang hoạt động, những ngân hàng đã phá sản ở Việt Nam và hứa hẹn sẽ còn nhiều cái tên cả trong và ngoài nước sắp góp mặt vào bản đồ tài chính của Việt Nam.
Những ngân hàng trực thuộc ngân hàng Nhà nước bao gồm: ngân hàng Agribank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, Oceanbank, CB, GPBank, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
2/ Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngân hàng thương mại cổ phần là loại hình ngân hàng hoạt động kinh doanh, thương mại dưới hình thức cổ phần hóa và tuân thủ theo các quy định, quy chế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Cái tên ngân hàng thương mại cổ phần còn có tác dụng để phân biệt với các ngân hàng thương mại khác như ngân hàng thương mại liên doanh, ngân hàng thương mại nhà nước, chi nhánh ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, ngân hàng Thương mại Cổ phần còn là một tổ chức thu nhận tiền gửi, tiết kiệm từ khách hàng, đóng vai trò là trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn chủ yếu dưới hình thức các khoản vay trực tiếp.
Sau vài chục năm, từ lúc thành lập đến quá trình dài phát triển, có những ngân hàng đã phá sản ở Việt Nam. Vì thế, số lượng ngân hàng thay đổi liên tục qua các năm, tính đến thời điểm hiện với số lượng 31/49 số lượng các ngân hàng, ngân hàng Thương mại Cổ phần là hình thức ngân hàng có số lượng lớn nhất và phổ biến nhất hiện nay.
Phải kể đến những cái tên hàng đầu như: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank, Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV, Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank,…
3/ Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài
Có thể hiểu, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài là ngân hàng có trụ sở tại Việt Nam nhưng huy động 100% vốn từ nước ngoài. Bên cạnh sự phát triển của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài thì còn có ngân hàng liên doanh – hoạt động dưới hình thức hợp tác liên doanh giữa các nước trên thế giới với Việt Nam nhằm tạo ra nhiều thuận lợi trong việc giao thương tiền tệ.
Cùng điểm qua một số cái tên ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như: Ngân hàng HSBC, Ngân hàng ANZ, Ngân hàng Citibank, Ngân hàng Shinhan bank, Ngân hàng Woori bank, Ngân hàng Standard Chartered, …
4/ Ngân hàng liên doanh
Như vừa đề cập ở nội dung trên thì số lượng ngân hàng liên doanh tuy không nhiều như ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Được biết, ngân hàng liên doanh là kết quả của sự hợp tác giữa Chính phủ và Ngân hàng Trung ương của 2 nước với nhau, trên cơ sở hợp tác cùng nhau có lợi và tạo ra bước đệm thuận lợi cho quan hệ hợp tác giữa 2 nước và sự giao dịch tiền tệ.
Số lượng ngân hàng liên doanh tại Việt Nam trong quá khứ cũng là một con số đáng ghi nhận, tuy nhiên, đã có những ngân hàng đã phá sản ở Việt Nam. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều gương mặt vẫn trên đà phát triển đáng mong đợi như: Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (VRB), Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Indovina (IVB).
Xem thêm:
- Phát mại tài sản là gì?
- Làm thể ATM Agribank mất bao lâu?
- Thế lực nào chống lưng cho FE Credit?
- Tổng hợp ngân hàng cho vay nợ xấu duyệt online!
- Ngân hàng nào chuyển tiền không mất phí hoặc rất thấp!
Thế nào gọi là ngân hàng phá sản?
Một ngân hàng được gọi là phá sản là khi đã sử dụng mọi nguồn lực, hoạt động kinh doanh nhưng vẫn không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đối với chủ nợ cũng như khách hàng đã gửi tiền tại ngân hàng.
Hiểu đơn giản, ngân hàng đã phá sản chính là ngân hàng đã mất hoàn toàn khả năng thanh toán với chủ nợ và khách hàng. Nguyên nhân dẫn đến ngân hàng phá sản:
- Giá trị các khoản nợ vượt lên trên giá trị thị trường của ngân hàng
- Các khoản đầu tư hiện tại đều trong tình trạng mua lỗ nặng nề, không mang lại lợi nhuận
- Các sự cố thị trường, vấn đề thực tế phát sinh gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính.
Trên đây là một số trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá sản của các ngân hàng, vậy hiện nay những ngân hàng đã phá sản ở Việt Nam là ngân hàng nào?
Dấu hiệu nhận biết ngân hàng có nguy cơ phá sản
Để nói về một dấu hiệu cụ thể để dự đoán ngân hàng đó có nguy cơ phá sản thì thật sự khó có thể nhìn thấy. Một hoặc một số thông tin nào đó được phát tán không đủ căn cứ để đưa ra dự đoán hay khẳng định về việc một ngân hàng sắp phá sản trong tương lai gần. Nhưng không phải hoàn toàn không có cách để xác định, có thể dựa vào:
- Dựa báo cáo tài chính của ngân hàng từ đó đưa ra những dự đoán tổng quát về tình hình hiện tại của ngân hàng, tuy nhiên, cần xem xét báo cáo qua nhiều năm để có căn cứ xác đáng.
- Ngoài báo cáo tài chính bạn có thể xem thêm các báo cáo về dư nợ và công nợ của ngân hàng.
- Một dấu hiệu bạn có thể tham khảo nữa chính là tình trạng tiền gửi của khách hàng: Xét trên một vài đối tượng ở các chi nhánh ngân hàng bạn sẽ có những căn cứ để nghi ngờ về khả năng huy động vốn của ngân hàng.
Những dấu hiệu trên đây là sẽ trở thành căn cứ để đưa ra dự đoán về một tương lai phá sản của ngân hàng nào đó. Trên thực tế, những dấu hiệu này đã giúp đưa ra những dự đoán chính xác và những ngân hàng đã phá sản ở Việt Nam cũng đã từng được dự đoán từ những dấu hiệu trên đây.
Luật nhà nước có cho phép những ngân hàng phá sản không?
1/ Trường hợp khách hàng gửi tiền ở ngân hàng sắp phá sản
Nếu bạn đang gửi tiền tại ngân hàng A và hay tin ngân hàng đó sắp phá sản, chắc chắn lúc ấy bạn sẽ vô cùng lo lắng, hoang mang sợ rằng số tiền mình đã gửi sẽ bị mất trắng.
Trong trường hợp ngân hàng phá sản, không còn khả năng hoàn lại số tiền gửi thì khách hàng vẫn được hưởng một khoản đền bù từ bảo hiểm tối đa là 75.000.000 VND.
2/ Trường hợp khách hàng đang có khoản vay ngân hàng sắp phá sản
Đừng vội nghĩ bạn sẽ không phải trả nợ khi nghe tin ngân hàng phá sản. Tuy nhiên, hãy dẹp ngay suy nghĩ đó thôi nào vì theo quy định của Ngân hàng Nhà nước ngân hàng phải thu hồi khoản nợ trước khi phá sản.
Trong trường hợp không thể thu hồi sẽ phải bán lại khoản nợ đó cho một tổ chức khác. Vì thế, nếu ai đó trong các bạn đang nợ vay ngân hàng thì chỉ đổi chủ nợ thôi chứ không mất nợ đâu nhé!
Cập nhật tình trạng kinh doanh các ngân hàng lớn hiện nay
Trong tình hình nền kinh tế không ngừng có những sự thay đổi không thể lường trước, do đó trong danh sách các ngân hàng trên bản đồ tài chính số lượng những ngân hàng đã phá sản ở Việt Nam qua các năm không ngừng tăng lên. Cùng Nastro.vn tìm hiểu xem tình hình kinh doanh của một vài ngân hàng ra sao nhé!
1/ Ngân hàng Đông Á phá sản không?
Có nhiều nguồn tin nói về việc ngân hàng Đông Á phá sản, bắt nguồn từ việc nguồn vốn sở hữu đạt giá trị âm và được kiểm soát đặc biệt vào năm 2015.
Tuy nhiên, đến hôm nay ngân hàng Đông Á vẫn phát triển vô cùng suôn sẻ như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Như minh chứng cho các thông tin năm đó chỉ là một lời đồn.
2/ Ngân hàng SCB sắp phá sản không?
Trên một số diễn đàn trực tuyến vấn đề được trao đổi rầm rộ nói về việc ngân hàng SCB sắp phá sản. Nhưng những thông tin này chỉ được lan truyền trên các nhóm trao đổi thông thường và chưa có bất kỳ bằng chứng chính xác.
Không cần quá nhiều lời giải thích với công chúng, những thành tựu mà SCB đạt được đã cho thấy bước phát triển đáng kể của SCB trong những năm qua.
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2020, quy mô tài sản của ngân hàng SCB ước đạt 633.277 tỷ đồng, tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu trong các ngân hàng cổ phần tư nhân. Vậy nên thông tin ngân hàng SCB phá sản là không chính xác nha mọi người.
3/ Ngân hàng Bảo Việt phá sản
Trước nguy cơ mất vốn và tình hình đáng ngại về nợ xấu đã làm xuất hiện tin đồn ngân hàng Bảo Việt sắp phá sản. Trong một khoản thời gian khá dài làm xôn xao dư luận đặc biệt là khách hàng gửi tiền tại ngân hàng Bảo Việt.
Trên thực tế ngân hàng Bảo Việt vẫn đang hoạt động ổn định và có mức tăng trưởng khá trong thời gian vừa qua. Thông tin ngân hàng Bảo Việt phá sản hoàn hoàn không chính xác.
4/ Ngân hàng Nam Á phá sản
Tình hình nợ xấu tăng vọt lên đến hàng nghìn tỷ đồng trong thời gian ngắn kèm theo đó một số thông tin ngoài lề từ nội bộ ngân hàng càng làm mọi người tin rằng về nguy cơ phá sản của Nam Á Bank.
Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2019 tổng tài sản của NamABank tăng 26% lên con số 94.687 tỷ đồng.
Kết luận
Có không ít tin đồn về nguy cơ phá sản của các ngân hàng hiện nay. Bản thân khách hàng cần nắm được những ngân hàng đã phá sản ở Việt Nam. Từ đó đưa ra các quyết định sáng suốt trong việc gửi tiền vào ngân hàng, nên chọn các ngân hàng lớn, có uy tín và được nhiều khách hàng đánh giá cao tránh rơi vào các trường hợp mất tiền khi gửi vào ngân hàng sắp phá sản. Truy cập vào Nastro.vn để tìm hiểu thêm những thông tin bạn cần biết về lĩnh vực tài chính và ngân hàng nhé!
Có thể bạn chưa biết!
- Ngân hàng Nhà nước
- Vietcombank là ngân hàng gì? Có uy tín không?
- Ngân hàng Bắc Á vỡ nợ, làm ăn thua lỗ đến phá sản!
- Chuyển tiền từ Vietcombank sang Agribank mất bao lâu?