Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện: Sự thật không ngờ đến!

Tác giả: Trần Khả Ngân
0 Bình luận

Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện là thông tin ít ai đang vay ngân hàng biết rõ. Chính điều này đã dẫn đến hệ quả nghiêm trọng mà ngay cả người trong cuộc cũng ngỡ ngàng. Để bảo vệ quyền lợi của bản thân và làm đúng trách nhiệm, bạn hãy tham khảo bài viết. 

Những thông tin về nợ ngân hàng và chế tài áp dụng sẽ được nastro.vn chia sẻ sau đây. Cùng theo dõi để hiểu thêm về nhóm nợ cũng như quy trình xử lý bạn nhé!

Nợ ngân hàng là gì?

Nợ xấu là gì?

Nợ ngân hàng là các khoản vay của cá nhân tại ngân hàng dưới các hình thức huy động vốn đúng pháp luật. Bạn có thể thực hiện vay tín chấp, vay thế chấp, vay tiêu dùng, trả góp,…

Tất cả đều được xem là nợ ngân hàng và bạn có nghĩa vụ phải thanh toán khi đến hạn. Những khoản vay này thường có lãi và khi hoàn trả, bạn phải cung cấp đủ cả số tiền này cho tổ chức đó.

Những khoản vay đến hạn nhưng chưa thanh toán sẽ bị gọi là nợ quá hạn. Người đi vay phải thực hiện việc hoàn trả đúng quy định để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu.

Nếu bạn thuộc nhóm 2, 3, 4 và 5 trong tổng năm nhóm nợ xấu thì việc vay vốn sau này của bạn rất khó khăn. Trong trường hợp bạn chậm trễ thanh toán quá lâu sẽ bị khởi kiện.

Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Theo quy định của pháp luật, khi bạn chậm thanh toán, khoản vay của bạn trở thành nợ xấu. Nếu vẫn cố tình không hoàn trả, khi đủ thời gian, ngân hàng sẽ khởi kiện bạn. Đồng thời, bạn cũng trở thành một trong những đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng. Vậy bạn phải nợ quá hạn bao lâu thì mới bị khởi kiện?

Theo Điều 275 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, ngân hàng sẽ nộp đơn kiện lên tòa án khi bạn trễ hạn  quá 36 tháng. Lúc này, bạn cũng trở thành đối tượng thuộc nợ xấu nhóm 5 trên CIC.

Thông thường, thời hạn 36 tháng này sẽ được ngân hàng “du di” trong quá trình thực hiện yêu cầu hoàn trả. Bạn có quyền được gia hạn nghĩa vụ trả nợ theo quy định của ngân hàng.

Xem thêm:

Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện?

Ngoài việc tìm hiểu nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện, bạn cần tham khảo thêm về mức tiền để ngân hàng căn cứ làm điều kiện nộp đơn. Không phải ai vay tiền và khoản vay nào tại ngân hàng cũng bị kiện khi quá hạn.

Những lần cấp tín dụng nhỏ thường được ngân hàng bỏ qua hình thức này mà tự áp dụng biện pháp riêng. Bạn có thể mất tài sản thế chấp, bị cưỡng chế thu hồi tài sản. Bên cạnh đó còn bị giới hạn vay vốn, đôi khi là mất quyền được cấp khoản vay khi có nhu cầu.

Ngân hàng sẽ tiến hành khởi kiện với những khoản vay có giá trị lớn. Về việc xác định như thế nào là lớn thì còn phụ thuộc vào điều lệ, quy mô của ngân hàng. Ngoài ra, giá trị còn được xác định bởi điều khoản trong Bộ luật hình sự. Có đơn vị sẽ khởi kiện với khoản vay 100 triệu đồng, nhưng có đơn vị là 1 tỷ, 10 tỷ,…

Nợ tín chấp quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Thời gian để bị khởi kiện vì nợ tín chấp quá hạn có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại hình nợ, số tiền nợ và các điều kiện khác liên quan đến việc thanh toán nợ. Nợ tín chấp là một loại nợ cụ thể và có thể có những quy định riêng về việc khởi kiện cho nợ tín chấp quá hạn.

Để biết thêm thông tin về việc khởi kiện vì nợ tín chấp quá hạn, bạn nên liên hệ với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính mà bạn vay tiền từ để được tư vấn và hỗ trợ.

Nợ quá hạn ngân hàng không trả, người vay có phải đi tù không?

Đây là thông tin mà những người đi vay thường bỏ qua khi tiến hành xin cấp vốn. Nếu bạn không thanh toán đúng hạn và cố gắng kéo dài thời gian, bạn có thể bị phạt tù. Bởi giao dịch giữa hai bên đã được lập thành hợp đồng. Và lúc này, ngân hàng thực hiện cấp vốn cho bạn vì sự tín nhiệm dựa trên cơ sở tiền lương, tài sản thế chấp.

Theo Điều 175 Bộ luật hình sự về tội “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” thì người đi vay có thể bị phạt tù từ 02 – 07 năm. Số tiền mà người này chiếm đoạt (chậm thanh toán) dao động từ 50 đến dưới 200 triệu đồng.

Vì vậy, nếu đang có khoản nợ ngân hàng, bạn hãy thanh toán ngay tránh chậm trễ. Việc phải chịu án phạt tù sẽ để lại nhiều hệ quả về sau cho cuộc sống và công việc của bạn. Hơn nữa, các tổ chức tín dụng cũng khó có thể duyệt hồ sơ của bạn nếu sau này bạn có nhu cầu vay vì bạn không uy tín.

Trong trường hợp ngân hàng đã khởi kiện và bạn không muốn đi tù thì hãy thanh toán nợ. Cụ thể, thời gian chuẩn bị cho vụ kiện theo quy định là 04 tháng. Nếu trong thời gian này bạn có thể hoàn trả cả gốc lẫn lãi thì ngân hàng sẽ rút đơn kiện.

Quy trình khởi kiện của ngân hàng với người đang có nợ quá hạn

Quy trình khởi kiện của ngân hàng với người đang có nợ quá hạn

Quy trình được thực hiện theo đúng điều lệ ngân hàng và quy định của pháp luật. Cụ thể, ngân hàng sẽ thực hiện các bước sau để khởi kiện người đi vay:

  • Thông báo cho người đi vay về khoản nợ và việc sẽ áp dụng chế tài;
  • Tổng hợp giấy tờ cần thiết và hoàn thiện hồ sơ khởi kiện theo quy định;
  • Gửi hồ sơ lên tòa án để tiến hành khởi kiện;
  • Tòa án phản hồi và gửi lệnh triệu tập người đi vay để thực hiện điều tra;
  • Sau khi chuẩn bị, phiên tòa được mở để phân xử, nếu người đi vay không có mặt sẽ xử lý tài sản thế chấp và một số tài sản khác;
  • Trường hợp người đi vay vẫn cố tình không chấp thuận sẽ cưỡng chế thi hành án và phạt tù.

FAQ – Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện

1. Nợ xấu có bị đi tù không?

Trong một số trường hợp, việc bị đi tù vì nợ xấu có thể xảy ra tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm số tiền nợ, thời hạn và tình trạng thanh toán hiện tại của bạn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc bị đi tù vì nợ xấu không phải là một kết quả tiêu biểu và có thể không được áp dụng.

2. Thời gian khởi kiện vay tín chấp bao lâu?

Thời gian khởi kiện vay tín chấp có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm số tiền nợ, thời hạn và tình trạng thanh toán hiện tại của bạn.

Nợ tín chấp là một loại nợ cụ thể và có thể có những quy định riêng về việc khởi kiện cho nợ tín chấp quá hạn. Để biết thêm thông tin về việc khởi kiện vay tín chấp, bạn nên liên hệ với ngân hàng hoặc tổ chức cho vay để biết thêm chi tiết

Kết luận.

Trên đây là thông tin chi tiết về việc nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện để bạn tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ này từ Nastro, bạn sẽ có thêm thông tin cần thiết cho việc vay vốn. Bạn đừng bao giờ để bản thân lâm vào tình trạng này nếu không muốn bị áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định. Bạn hãy cố gắng kiểm soát dòng tiền và hoàn trả đúng hạn theo yêu cầu nhé.

Có thể bạn chưa biết!

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại bình luận