Rủi ro khi vay tín chấp là gì? Biện pháp hạn chế rủi ro

Tác giả: Trần Khả Ngân
0 Bình luận

Vay tín chấp đang ngày càng phát triển, được nhiều người biết và tìm đến. Bởi lý do đó mà các dịch vụ vay tín chấp online đang mọc lên như nấm sau mưa. Sự phát triển mạnh mẽ của vay tín chấp mang lại không ít lợi ích cho nhiều người nhưng đi kèm với đó là những rủi ro không phải ai cũng biết.

Vậy hãy cùng Nastro.vn đọc bài viết để tìm hiểu xem những rủi ro khi vay tín chấp là gì và làm cách nào để phòng tránh những rủi ro đó.

Vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp hay còn được gọi là vay không cần thế chấp, là hình thức vay tiền không cần tài sản thế chấp, việc vay tiền được đảm bảo bằng sự tín nhiệm, uy tín của người vay.

Có nghĩa là bên cho vay dựa trên lịch sử tín dụng của người vay do trung tâm CIC cung cấp để đánh giá mức điểm tín dụng, từ đó đưa ra quyết định có cho vay hay không và vay ở mức nào. Hình thức vay này người vay không cần có tài sản thế chấp cũng không cần bảo lãnh của bên thứ 3.

Xem thêm:

Vay tín chấp mang lại lợi ích gì?

Vay tín chấp mang lại lợi ích gì?

Hình thức vay tín chấp phát triển mạnh mẽ, được nhiều người lựa chọn như vậy cũng là bởi nhiều lợi ích mà nó mang lại.

Không cần thẩm định tài sản: 

Như đã nói vay tín chấp là vay không cần thế chấp tài sản nên dĩ nhiên thủ tục thẩm định tài sản sẽ được lượt bớt, quá trình vay sẽ được đơn giản hóa hơn rất nhiều.

Thủ tục đơn giản: 

Bởi không cần thẩm định tài sản cũng như bảo lãnh của bên thứ 3, thủ tục vay tín chấp vô cùng đơn giản. Nếu vay online thì thủ tục càng được lược bớt rất nhiều.

Thời gian xét duyệt nhanh: 

Xét duyệt nhanh là ưu điểm nhiều người hướng đến khi có ý định vay tín chấp, bởi thủ tục và quá trình được đơn giản hóa nên thời gian xét duyệt cũng được rút ngắn đáng kể.

Hình thức vay linh hoạt: 

Khách hàng có thể lựa chọn vay tín chấp trực tiếp tại các ngân hàng/công ty tài chính lớn cũng có thể lựa chọn vay tín chấp online qua các ứng dụng cho vay tiền online.

Có tiền ngay để giải quyết nhu cầu cấp bách: 

Thời gian ngắn, thủ tục đơn giản nên bạn sẽ nhanh chóng có ngay khoản tiền để giải quyết các nhu cầu tài chính cấp bách hoặc mua ngay được món đồ sinh hoạt cần thiết.

Những rủi ro có thể gặp phải khi vay tín chấp

Những rủi ro có thể gặp phải khi vay tín chấp

Rủi ro khi vay tín chấp không chỉ là từ phía đi vay mà còn cả bên cho vay cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Để hiểu rõ hơn những rủi ro khi vay tín chấp có thể gặp phải cần phải xem xét từ cả hai khía cạnh.

Những rủi ro người đi vay có thể gặp phải.

  • Lãi suất cao: rủi ro này của người đi vay coi như là cách làm giảm rủi ro của bên cho vay xuống. Thay vì cần có tài sản thế chấp, khi vay tín chấp người đi vay sẽ phải chấp nhận mức lãi suất cao hơn.
  • Chịu các khoản phí dịch vụ, phí phạt trả chậm: để đảm bảo tiền được trả đúng hạn, bên cho vay sẽ có chính sách phạt trả chậm đối với người trễ hạn, ngoài ra họ sẽ thu thêm một số phí dịch vụ khác để đảm bảo hoạt động.
  • Khả năng bị ghi nợ xấu cao hơn: thời hạn vay tín chấp thường không dài, lãi suất cũng cao nên người đi vay nếu không để ý hoặc không có hạch toán cẩn thận, rất dễ phát sinh tình huống đến hẹn mà chưa có tiền trả và bị ghi nợ xấu.
  • Bị lừa đảo: rủi ro này sẽ cao hơn đối với trường hợp vay tín chấp online. Hành vi lừa đảo này rất tinh vi và nhiều thủ đoạn. Lợi dụng nhu cầu tài chính cấp bách của một số khách hàng mà những thành phần xấu có thể yêu cầu người vay chuyển các khoản tiền gọi là phí vào tài khoản cá nhân mà không gửi tiền vay, hoặc hack tài khoản, lấy thông tin đi vay app khác,..
  • Bị mất thông tin cá nhân: rủi ro này rất cao, những đơn vị cho vay tiền không uy tín có thể lấy thông tin khách hàng mang bán, hoặc lấy thông tin để làm các mục đích xấu khác,…
  • Bị quấy rối, bạo lực tinh thần, bạo lực cơ thể: những rủi ro này xảy ra nếu bạn trả nợ không đúng hạn, thậm chí những đơn vị không uy tín có thể họ sẽ làm phiền đòi tiền bạn dù chưa đến hạn. Những cách như gọi điện liên tục làm phiền bản thân người vay và người thân bạn bè, chửi bới đe dọa, đánh người,… là những cách thường thấy.

Những rủi ro có thể xảy ra với phía cho vay.

  • Rủi ro do cá nhân khách hàng: những rủi ro như khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc cố tình quỵt nợ, khách hàng gặp tai nạn tử vong,.. nên không thu hồi được vốn. Những rủi ro này gặp phải không ít tuy nhiên với những công ty tài chính có nền tảng thì những rủi ro cá nhân một số ít khách hàng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển, hoạt động của toàn công ty.
  • Rủi ro khách quan do tác động của thị trường, tự nhiên: những rủi ro này dù ít gặp phải nhưng nó lại tác động đến sự phát triển của cả công ty một cách toàn diện và sâu rộng. Ví dụ như dịch bệnh, hỏa hoạn, thiên tai hoặc chịu tác động của nền kinh tế thị trường

Những biện pháp giảm thiểu rủi ro khi vay tín chấp     

Những biện pháp giảm thiểu rủi ro khi vay tín chấp                 

Rủi ro là điều không thể tránh được trong thị trường tài chính và việc cần làm là thực hiện những biện pháp làm giảm khả năng xuất hiện rủi ro hoặc giảm thiệt hại do rủi ro mang lại. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro cũng được chia theo hai góc độ là giảm thiểu rủi ro cho người đi vay và cho người vay.

Những biện pháp đối với người đi vay.

  • Tìm hiểu công ty/ đơn vị cho vay uy tín. Để tránh trường hợp gặp phải đơn vị cho vay kém uy tín hoặc gặp phải thành phần lừa đảo núp bóng thì việc tìm hiểu kỹ đơn vị đó làm một cách làm có ích. Mọi người nên tra kỹ các thông tin như địa chỉ, số điện thoại, công ty quản lý, giấy phép hoạt động, trang web,.. . Cần đảm bảo những thông tin về đơn vị là chính xác minh bạch. 
  • Tìm hiểu kỹ lãi suất trước khi vay: hãy hỏi rõ lãi suất, cách tính lãi suất, lãi suất phạt trả chậm và toàn bộ những phí dịch vụ trong quá trình vay trước khi ký vay để cân nhắc khả năng tài chính, tránh trường hợp số tiền vay vượt quá khả năng chi trả.
  • Lên kế hoạch tài chính đảm bảo trả nợ đúng hạn: việc làm này giúp mọi người chi tiêu hợp lý hơn và có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ đúng hạn tránh bị ghi nợ xấu do quên hạn hoặc vượt ngoài tầm kiểm soát.
  • Đọc và hiểu rõ hợp đồng trước khi ký: đừng vì vội vay tiền hoặc ngại đọc mà bỏ qua hành động này. Hãy đọc thật cẩn thận, những chỗ từ ngữ chuyên ngành chưa hiểu rõ hãy yêu cầu giải thích cụ thể để tránh trường hợp sau này vì không biết mà phải chịu các khoản phí phạt khác.
  • Không tin những lời quảng cáo có cánh trên mạng xã hội: những quảng cáo lãi suất thấp các bạn cần cảnh giác. Đây có thể là những cái bẫy dành cho những người đang có nhu cầu tiền gấp. Khi vay tín chấp, các bạn cần xác định rằng lãi suất sẽ cao hơn vay thế chấp và vay online sẽ cao hơn vay tại ngân hàng.
  • Không chuyển bất cứ khoản tiền nào vào các tài khoản cá nhân trước và sau khi vay tiền: như đã nói việc chuyển khoản vào các tài khoản cá nhân có thể là một trong các chiêu trò lừa đảo, vì vậy không chuyển tiền vào tài khoản cá nhân.
  • Không cung cấp quyền truy cập danh bạ hay các thư mục khác nếu vay tín chấp online: cách này giúp người vay tránh bị lộ các thông tin cá nhân, lộ các thông tin nhạy cảm nên tránh được tình trạng dùng những thông tin này quấy nhiều, làm phiền, uy hiếp hoặc bị đăng lên mạng với các mục đích xấu. 
  • Đọc đánh giá trên các hội nhóm về đơn vị định vay tiền: những ý kiến thực tế của người đi trước sẽ giúp bạn tránh được những đơn vị lừa đảo, kém uy tín.

Những biện pháp bên cho vay thực hiện.

  • Lãi suất cao và thu các phí dịch vụ: tăng lãi suất cao hơn vay thế chấp và thu thêm các khoản phí là cách bên cho vay làm giảm thiểu những rủi ro không thu hồi vốn được.
  • Khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm khoản vay: việc mua bảo hiểm khoản vay không chỉ giúp giảm rủi ro cho bên vay trong các trường hợp người vay gặp tai nạn, tử vong mà còn giúp giảm gánh nặng nợ nần cho người thân của người đi vay.
  • Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ riêng để đòi nợ: để đảm bảo thu hồi vốn, những đơn vị cho vay sẽ có những đội ngũ chuyên làm các nghiệp vụ riêng để đòi nợ như gọi điện liên tục, làm phiền bạn bè người thân, tung ảnh thông tin lên mạng, cho dân anh chị đến đe dọa hoặc hành vi bạo lực,…

Những điều cần lưu ý khi vay tín chấp.

  • Xác định mục tiêu vay tiền chính đáng: những mục tiêu chính đáng như chi trả các khoản sinh hoạt phí khi lương chưa về, đóng viện phí, học phí,… Những mục đích chỉ để vui chơi, đánh bạc hoặc không thực sự cần thiết thì không nên vay. 
  • Nên cân nhắc nếu bạn đang có ý định vay một khoản tiền lớn: việc đánh giá độ tín nhiệm để quyết định cho vay phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó có những khoản vay đang có. Do vậy nếu đang có ý định vay số tiền lớn như để mua nhà, đầu tư kinh doanh,… thì hãy cân nhắc việc vay tín chấp có cần thiết hay không.
  • Tận dụng các chương trình ưu đãi: những ngân hàng hoặc công ty tài chính lớn hay có những chương trình ưu đãi, giảm lãi suất. Hay tận dụng những chương trình này để mang lại nhiều lợi ích hơn cho mình.
  • So sánh lãi suất: so sánh và tìm ra đơn vị vay tiền có lãi suất thấp hơn sẽ giúp bạn giảm được chi phí.
  • Chú ý đến tất cả các khoản phí đi kèm: đừng bỏ qua những khoản phí khác có thể phát sinh. Cộng hết những khoản phí lại để lên kế hoạch trả nợ đúng hạn tránh bị nợ xấu. 

Kết luận

Như vậy bài viết đã chia sẻ với các bạn những rủi ro khi vay tín chấp có thể gặp phải cho cả người vay và người cho vay, đồng thời đưa ra những gợi ý giúp giảm thiểu những rủi ro đó. Mong rằng qua bài viết các bạn đã có thêm thông tin về những rủi ro khi vay tín chấp để từ đó có những cân, nhắc quyết định phù hợp khi có nhu cầu vay tín chấp.

Có thể bạn chưa biết!

5/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại bình luận